Giới thiệu những nét chính về chương trình hợp tác ϲʿֱֳ-Holcim
Họp báo tại tp Hồ Chí Minh, ngày 10/3/2011: Ngành công nghiệp khai khoáng thường gây ra tác động lớn và không thể đảo ngược được đối với các loài động thực vật ở xung quanh vùng khai thác. Tuy nhiên, nhu cầu đối với các loại khoáng sản, bao gồm cả đá vôi sử dụng trong công nghiệp xi-măng, đang ngày càng tăng. Vì thế chỉ đơn giản nói “không” với khai khoáng không phải là lựa chọn có tính thực tế.
Để giải quyết những thách thức này, năm 2007 Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế và Holcim ký một thỏa thuận bốn năm và thành lập một nhóm chuyên gia độc lập xây dựng Hệ thống Quản lý Đa dạng Sinh học (BMS) cho toàn bộ tập đoàn Holcim. Kết quả là, Holcim đã lồng ghép các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học vào các chính sách và công cụ quản lý môi trường của tập đoàn và đã xác định một mục tiêu vững chắc về đa dạng sinh học cho đến 2013: Holcim sẽ xây dựng được kế hoạch bảo vệ đa dạng sinh học tại 80% trong tổng số các mỏ khai thác tại các khu vực nhạy cảm về môi trường.
Thành công của giai đoạn đầu tiên đã định hướng cho hai bên tiếp tục thỏa thuận hợp tác. Ngày 2 tháng 3 năm 2011, Holcim và ϲʿֱֳ đã ký thỏa thuận hợp tác ba năm tập trung vào thực hiện các đề xuất của giai đoạn một. Thỏa thuận toàn cầu này góp phần hỗ trợ chương trình hợp tác ở cấp quốc gia, trong đó có thỏa thuận giữa ϲʿֱֳ Việt Nam và Công ty TNHH Xi-măng Holcim Việt Nam ký kết vào năm 2008.
Việt Nam là quốc gia rất nhạy cảm môi trường do có tính đa dạng cao về các loài động thực vật. Nhiều loài động thực vật chỉ phân bố ở Việt Nam mà không có ở nơi nào khác trên thế giới.
Tỉnh Kiên Giang nằm ở phía Nam Việt Nam, nơi công ty TNHH Xi-măng Holcim Việt Nam có mỏ đá vôi và nhà máy xi-măng. Đây là khu vực vô cùng nhạy cảm về môi trường do các núi đá vôi ở đây phân bố cách xa vùng núi đá vôi ở miền trung và miền bắc Việt Nam hàng trăm kilomet. Do đó, các quần xã động thực vật ở đây cũng sống, phát triển và tiến hoá độc lập.
Trong những năm qua Holcim đã hỗ trợ các khảo sát, hoạt động hiện trường và tiến hành tham vấn cộng đồng, chính quyền địa phương nhằm giải quyết những tác động môi trường tại Kiên Giang. Kết quả là, một cơ sở kiến thức khoa học vững chắc đã được thiết lập giúp cho việc xây dựng kế hoạch hành động đa dạng sinh học cho nhà máy và các khu khai thác mỏ của Holcim.
Một cấu phần quan trọng của kế hoạch này là đề xuất bù đắp các tác động không thể trách được do khai thác đá vôi và sét bằng việc tăng cường quản lý của các khu vực xung quanh có giá trị đa dạng sinh học tương đương hoặc cao hơn. Hoạt động này bao gồm việc thiết lập hai khu bảo tồn thiên nhiên mới, bao gồm một khu bảo tồn các núi đá vôi và một khu bảo vệ vùng đồng cỏ tự nhiên còn lại. “Bồi hoàn đa dạng sinh học” là một cách tiếp cận mới, một kinh nghiệm thú vị mà cả ϲʿֱֳ và Holcim đều cần phải tìm hiểu và nỗ lực hơn nữa.
ϲʿֱֳ Việt Nam và Công ty TNHH Xi-măng Holcim Việt Nam sẽ hoàn thành kế hoạch đa dạng sinh học vào năm 2011, vượt xa so với dự định vào năm 2013. ϲʿֱֳ và Holcim hàng năm cũng đang hợp tác tổ chức Chiến dịch Mùa hè với mục đích nâng cao nhận thức cho người dân và cán bộ địa phương tại bốn điểm nhà máy của Holcim tại Việt Nam.
Tuy nhiên, chỉ hợp tác thành công với Holcim là chưa đủ; chúng ta cũng cần huy động sự tham gia của các doanh nghiệp xi-măng quốc doanh tại Kiên Giang do tổng lượng xi măng mà các doanh nghiệp này sản xuất lớn hơn so với Holcim. Tuy nhiên, để tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp này không phải là việc đơn giản. à nước có thể phải đối mặt với mâu thuẫn về lợi ích khi đứng giữa hai vai trò người sở hữu và người điều hành chính sách, và các cơ quan quản lý phải cân nhắc việc thực thi nghiêm luật pháp có thể dẫn đến tăng giá thành sản xuất và làm giảm cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp. Điều này là thách thức lớn cho việc cải thiện công tác môi trường ở các doanh nghiệp quốc doanh.