Quản lý khu bảo tồn: Việt Nam và Ấn Độ
Một báo cáo đánh giá độc lập về các hoạt động hỗ trợ quốc tế trong 10 năm qua tại Vườn Quốc Gia (VQG) Cát Tiên đã được công bố vào năm 2011 cho biết: mặc dù có nhiều hoạt động hỗ trợ kỹ thuật và tài chính quốc tế nhưng không thể xây dựng được một cơ chế quản lý khu bảo vệ hiệu quả. Sự thất bại này thể hiện rõ khi cá thể tê giác một sừng cuối cùng ở Cát Tiên được tìm thấy đã chết vào tháng 4 năm 2010, và theo đó là sự tuyệt chủng của một phân loài tê giác. Nếu như hàng triệu đô-la Mỹ không thể “mua” sự cải thiện trong quản lý khu vệ ở Việt Nam, thì một quốc gia nơi có đến 10% số loài động vật có xương sống trong chỉ 1% diện tích đất liền của thế giới thì số tiền thế nào mới là đủ? Đây là một câu hỏi quan trong cần được giải quyết vì những kịch bản tương tự đã thấy ở những nước làng giềng như Lào và Cam-pu-chia, có rất nhiều sự hỗ trợ quốc tế nhưng không thể ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng của các loài động thực vật.
Ấn Độ là quốc gia có GDP danh nghĩa đầu người xấp xỉ Việt Nam (($1,390 với con số $1,374 của Việt Nam trong năm 2011) nên những kinh nghiệm từ quốc gia này rất đáng xem xét. Mặc dù chịu áp lực dân số rất lớn nhưng khác với Việt Nam, Ấn Độ vẫn bảo vệ được số lượng hổ, voi và tê giác tương đối tốt và đây là niềm tự hào của quốc gia này, giúp duy trì ngành du lịch khám phá thế giới hoang dã có giá trị kinh tế cao. Năm 2011, một phóng viên làm việc cho Sáng kiến Hổ Toàn cầu (http://www.globaltigerinitiative.org/) tới thăm Khu bảo vệ Chư Mom Ray ở miền Trung Việt Nam và Khu bảo vệ hổ Corbett ở phía Bắc Ấn Độ, hai khu bảo vệ có diện tích, địa hình, thảm thực vật và quy mô dân số tương tự nhau. Bảng sau sẽ tóm tắt những kết quả của các chuyến thăm này:
Chư Mom Ray | Corbett |
|
Diện tích vùng lõi (ha) | 56,000 | 52,000 |
Số lượng hổ | 0 | 115 |
Dân số địa phương | 83,000 | 62,000 |
Lượng khách du lịch/năm | “Ít” | 200,000 |
Trung tâm đào tạo | ôԲ | ó, 60 kiểm lâm/năm |
Các hoạt động phát triển được phép | Đường đi qua vùng lõi | ôԲ |
Sự tham gia của tổ chức phi chính phủ | ôԲ | ó |
Những sự khác biệt này rất rõ ràng: không có bất cứ chứng cứ chắc chắn nào khẳng định hổ ở Chư Mom Ray trong vòng 15 năm qua, trong khi đó, ở Corbett, hổ được bảo vệ nghiêm ngặt và số lượng đã lên đến hơn 100 cá thể. ó một con đường chạy xuyên qua Chư Mom Ray còn không có bất kỳ một công trình giao thông nào đi qua Corbett. Corbertt có một trung tâm đào tạo kiểm lâm hoạt động tích cực còn Chư Mom Rây có trung tâm đào tạo nhưng không tổ chức tập huấn. Ở Corbett, có một số tổ chức phi chính phủ như Wildlife Trust của Ấn Độ (http://www.wildlifetrustofindia.org/) và Quỹ Corbett (http://www.corbettfoundation.org/) tham gia tích cực vào quá trình quản lý.
Sự tham gia của các NGO trong quản lý khu bảo vệ và nhất là trong công tác bảo vệ động vật hoang dã là nét đặc trưng của các khu bảo vệ tốt nhất và nổi tiếng nhất ở Ấn Độ. VQG Kaziranga ở phía Bắc Ấn Độ là nơi cư trủ của hơn 2.000 cá thể tê giác, 1.500 cá thể voi và 100 cá thể hổ trong một khu vực chỉ rộng 45.000 hecta là một ví dụ. Trong vòng 10 năm qua, Aaranyak (http://www.aaranyak.org/), một tổ chức phi chính phủ của Ấn Độ đã hỗ trợ Vườn thực hiện một số hoạt động như khảo sát loài, tập huấn cho cán bộ kiểm lâm và tổ chức các hoạt động truyền thông. Aaranyak và các tổ chức phi chính phủ khác không chỉ hỗ trợ chuyên môn mà còn giúp các cán bộ kiểm lâm có thêm tự tin để thực hiện những nhiệm vụ khó khăn và đôi khi rất nguy hiểm. Ngay cả với số lượng 600 cán bộ kiểm lâm, vườn vẫn mất từ 10 – 15 cá thể tê giác mỗi năm do bị săn trộm (chủ yếu bị giết bên ngoài Vườn), tuy nhiên, số lượng quần thể vẫn tiếp tục tăng.
Theo Aaranyak, sự tham gia của các NGO là “rất quan trọng” trong việc tăng cường quản lý các khu bảo vệ ở Ấn Độ. Tuy nhiên, sự tham gia này chỉ có giá trị khi được xây dựng trên nền tảng là lực lượng kiểm lâm làm việc hết mình, và công việc của họ được nhìn nhận và được đãi ngộ xứng đáng. Kiểm lâm viên có 3 năm kinh nghiệm nhận lương $350/ tháng; các hạt trưởng phụ trách khoảng 100 – 120 nhân viên sẽ được nhận $650/ tháng, phó giám đốc được nhận $1.000/ tháng và giám đốc vườn nhận $2.000/ tháng – cao hơn nhiều so với các đồng nghiệp Việt Nam. Ở rất nhiều Vườn, kiểm lâm được cấp lương thực miễn phí và các NGO thường hỗ trợ các dịch vụ y tế khẩn cấp. Kiểm lâm được tập huấn 4 – 5 năm một lần và họ có nhiều cơ hội thăng tiến lên các cấp lãnh đạo. Đối với các đối tượng săn trộm, nếu bị bắt và có đủ chứng cứ sẽ bị truy tố và chịu hình phạt nghiêm khắc. Năm 2010, bang Assam đã bổ sung luật quốc gia theo đó, săn bắt tê giác sẽ bị phạt 7 năm tù nếu vi phạm lần đầu, 10 năm tù nếu vi phạm lần thứ hai và trung thân nếu vi phạm lần thứ ba.
Hoạt động của kiểm lâm luôn được giám sát chặt chẽ. Các sĩ quan kiểm lâm kiểm tra công việc tại các trạm hàng ngày, nhiều khi còn kiểm tra đột xuất, các kiểm lâm viên có thể bị thuyên chuyển, đình chỉ công tác hoặc trừ lương nếu làm việc không tốt. Cách đây một vài năm, một giám đốc vườn đã bị sa thải. Ở Việt Nam, hiện tại vẫn chưa có cơ chế khen thưởng hoặc xử phạt dựa trên kết quả công việc và đây là lý do vì sao báo cáo của GIZ năm 2011 nhận định: qua rất nhiều năm, có rất nhiều đợt tập huấn cho kiểm lâm do ngân sách nhà nước cũng như quốc tế hỗ trợ nhưng gần như không tạo ra được ảnh hưởng nào đáng kể nào giúp cải thiện năng lực và sự tự tin của lực lượng kiểm lâm. Ở Ấn Độ, hiệu quả quản lý các khu bảo vệ được đánh giá một cách độc lập và được thông báo rộng rãi cho dân chúng. Hàng năm, tuần đầu tiên của tháng Mười là Tuần Động vật Hoang dã. Trong tuần này, các công chức từ Thủ tướng trở xuống sẽ cùng kỷ niệm để tôn vinh thiên nhiên hoang dã của quốc gia và lực lượng kiểm lâm, những người đã nỗ lực bảo vệ nó. Đây là tổng hòa giữa sự hỗ trợ từ chính quyền các cấp, cán bộ được đào tạo chuyên môn thường xuyên và có trách nhiệm giải trình rõ ràng – và là điều rất khác biệt với Việt Nam.
Vậy điều gì có thể giúp Việt Nam đạt được những thành quả như của Ấn Độ? Một nghiên cứu chính sách do ϲʿֱֳ thực hiện năm 2007 đưa ra giải pháp cần hình thành một cơ chế quản lý khu bảo vệ tập trung. Điều này sẽ giúp giải quyết thực trạng là Việt Nam hiện không có một hệ thống khu bảo vệ quốc gia mà đúng hơn là 163 khu bảo vệ với các cơ chế quản lý riêng rẽ, ngoại trừ sáu vườn quốc gia thuộc trung ương, các khu bảo vệ còn lại đều trực thuộc tỉnh – nơi mà ưu tiên cao nhất luôn là phát triển kinh tế chứ không phải là bảo tồn đa dạng sinh học. Một cơ quan thẩm quyền trung ương nơi các giám đốc khu bảo tồn phải có trách nhiệm giải trình và có đủ quyền lực để ngăn chặn việc sử dụng đất không hợp lý ở trong và xung quanh các khu bảo vệ sẽ là một thể chế cần thiết để thực hiện các cải cách như tăng ngân sách bảo tồn để giải quyết các mối đe dọa, tuyển dụng các nhân viên có phẩm chất tốt, và cơ chế khen thưởng, thăng tiến dựa trên kết quả công việc. Điều này không có nghĩa là các NGO không thể tạo ra sự khác biệt tại một khu cụ thể, nhưng rõ ràng, nếu không có những cải cách cần thiết này thì tác động từ các hỗ trợ từ NGO sẽ rất hạn chế và chỉ tồn tại khi còn tiền tài trợ.
Để có những cải thiện một cách nền tảng công tác quản lý các khu bảo vệ ở Việt Nam sẽ cần có các thay đổi mạnh mẽ về thể chế và kinh nghiệm cho thấy, các thay đổi này sẽ gặp sự phản kháng từ các lợi ích nhóm. Vậy Việt Nam muốn chất lượng các khu bảo vệ sẽ như thế nào? Chính phủ muốn gửi thông điệp nào đến công dân và cộng đồng quốc tế? Ở đây không có vấn đề rào cản về kỹ thuật hay tài chính. Trên thực tế, nếu tính theo đơn vị hecta thì đầu tư vào các khu bảo vệ trên 1 ha ở Việt Nam là cao nhất châu Á. Nhưng liệu Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm thành công của Ấn Độ hay không? Để làm được điều này, Việt Nam cần phải có những cam kết chính trị mạnh mẽ và quan tâm nghiêm túc hơn nữa đến bảo tồn các loài động vật quý hiếm và đặc hữu của mình.
Jake Brunner - Điều phối viên chương trình Mêkông (Việt Nam, Campuchia, và Myanmar) của ϲʿֱֳ