Hỗ trợ các sáng kiến địa phương về quản lý chất thải rắn và xây dựng, thực hiện Trách nhiệm Mở rộng của à sản xuất, nhập khẩu tại Việt Nam
Hội An, ngày 16 tháng 12 năm 2024 – ϲʿֱֳ, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế tổ chức hội thảo tổng kết Chương trình Đối tác Chiến lược bốn năm giữa ϲʿֱֳ và Liên minh Tái chế Bao bì (PRO) Việt Nam tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Tháng 6/2020, ϲʿֱֳ và PRO Việt Nam đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) và sau đó là Thỏa thuận Đối tác Chiến lược. Mục tiêu chính của thỏa thuận là xây dựng các dự án thí điểm tại địa phương, tập trung vào thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, với ba hợp phần chính bao gồm: (i) Xây dựng và triển khai các sáng kiến thí điểm tại địa phương về quản lý giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế tuần hoàn; (ii) Thúc đẩy các hoạt động thực hành tốt và chia sẻ bài học kinh nghiệm hỗ trợ chính sách; và (iii) Nâng cao năng lực cho doanh nghiệp.
Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam 2020, có hiệu lực từ tháng 1 năm 2021, bao gồm các quy định mới về quản lý chất thải rắn. , có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2022, quy định rằng chất thải rắn đô thị từ các hộ gia đình và cá nhân phải được phân loại thành chất thải có thể tái sử dụng, tái chế, chất thải hứu cơ và các loại chất thải khác. quy định rằng các hộ gia đình và cá nhân phải trả phí dựa trên thể tích và khối lượng chất thải vào ngày 1/1/2025.
Từ 2020 - 2024, Chương trình đã đạt được một số kết quả tích cực cải thiện hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt, đặc biệt là giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa tại Việt Nam nói chung và thành phố Hội An nói riêng. Các kết quả chính bao gồm triển khai thành công bốn dự án thí điểm tại Hội An, cụ thể là: (i) Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; (ii) Chương trình Thu phí chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng và thể tích (VBWF); (iii) Doanh nghiệp hành động giảm phát sinh rác thải nhựa tại Hội An; và (iv) Thành lập Cơ sở Tái chế Vật liệu (MRFs) hỗ trợ phân loại rác thải hữu cơ.
Trong các hoạt động này, chương trình thí điểm về VBWF thực hiện thử nghiệm tại phường Cẩm Nam, thành phố Hội An, với sự hỗ trợ kỹ thuật từ tổ chức phi chính phủ - Trung tâm Xây dựng và Thúc đẩy Phát triển bền vững (BUS), đã được Ủy ban Nhân dân thành phố Hội An phê duyệt để mở rộng trên toàn thành phố theo Quyết định số 135/TB-UBND nhờ vào các kết quả tích cực của chương trình thử nghiệmgiai đoạn đầu. Tháng 12/2024, chương trình đã vinh dự nhận giải nhì trong cuộc thi "Giải pháp Xanh cho Kinh tế Tuần hoàn và Phát triển Bền vững" do Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường, Bộ TN&MT tổ chức tại Đà Nẵng.
Chương trình đã có những đóng góp quan trọng vào việc xây dựng và thúc đẩy nội dung Trách nhiệm Mở rộng của à sản xuất, nhập khẩu (ERP) vào Luật Bảo vệ Môi trường 2020 và hỗ trợ triển khai quy định này, cùng với sự hợp tác chặt chẽ của Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Năm nghiên cứu chính đã được thực hiện, bao gồm: (i) Kiểm toán rác thải rắn sinh hoạt tại Hội An; (ii) Kiểm toán rác thải trước và sau khi triển khai chương trình thí điểm VBWF tại Hội An và xây dựng đề án xin phê duyệt; (iii) Cùng WWF Việt Nam tổ chức nghiên cứu về xuất nhập khẩu phế liệu nhựa tại Việt Nam giai đoạn 2018-2022; (iv) Báo cáo đề xuất về vai trò của nhóm ve chai (IWWs) tại TP. Hồ Chí Minh trong việc thực hiện ERP; (v) Xây dựng đề án gửi Bộ TN&MT xin cung cấp hỗ trợ tài chính từ Quỹ Bảo vệ Môi trường cho xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hội An. Một loạt các hoạt động xây dựng năng lực đã được tổ chức, tập trung vào EPR và quản lý giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa.
Tại Hội An, dự án đã bàn giao 100 thùng rác 3 ngăn làm từ 2,500 kg rác thải nhựa giá trị thấp và 54 Ngôi nhà Xanh làm từ vật liệu tái chế cho thành phố Hội An và Hội Liên hiệp Phụ nữ Tp Hội An. Một loạt các hoạt động truyền thông đã được triển khai để nâng cao nhận thức về phân loại rác thải tại nguồn và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý rác thải.
Nhằm tổng kết các hoạt động của dự án trong bốn năm qua, ϲʿֱֳ tổ chức buổi họp tổng kết chương trình tại Hội An để thảo luận về kết quả chương trình thí điểm VBWF tại phường Cẩm Nam, Hội An và các bước tiếp theo; báo cáo về việc tích hợp IWWs tại TP. Hồ Chí Minh vào hệ thống EPR; đóng góp cho kế hoạch thực hiện EPR năm 2025; báo cáo về xuất nhập khẩu phế liệu nhựa giai đoạn 2018 – 2022.
Cuộc họp có sự tham gia của các cơ quan ban ngành tại Tỉnh Quảng Nam, Tp Hồ Chí Minh, Tp Hội An, Hội Liên hiệp Phụ nữ Tp Hội An, IWWs tại Hội An, các doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ địa phương và quốc tế và các cơ quan truyền thông trung ương và địa phương.
Sau bốn năm thực hiện, các kết quả Chương trình đã góp phần thúc đẩy các sáng kiến địa phương về quản lý chất thải rắn tại Hội An và hỗ trợ xây dựng và triển khai EPR. Chúng tôi hy vọng rằng các kết quả này sẽ được chia sẻ rộng rãi và nhân rộng ra các tỉnh thành khác của Việt Nam.