Nhân rộng mô hình tôm rừng tại Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam
29/11/2016 – Hội thảo khởi động giai đoạn Dự án “Khôi phục rừng ngập mặn thông qua sản xuất tôm bền vững và giảm phát thải tại tỉnh Cà Mau ” (dự án MAM) giai đoạn 2 sẽ được tổ chức tại tỉnh Cần Thơ. Sự kiện này đánh dấu một mốc quan trọng của dự án và tạo diễn đàn để các bên liên quan cùng thảo luận và chia sẻ các kế hoạch mở rộng mô hình bảo tồn rừng ngập mặn và nuôi tôm bền vững tại vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long.
Trong vài thập niên vừa qua, Việt Nam đã mất hơn một nửa diện tích rừng ngập mặn, nguyên nhân chủ yếu là do mở rộng diện tích nuôi tôm ở vùng ven biển đặc biệt tại các tỉnh ĐBSCL. Đây là một xu hướng gây nhiều quan ngại do rừng ngập mặn đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Với sự tài trợ của Sáng kiến Khí hậu Quốc tế (IKI),Bộ Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên, Xây dựng và An toàn Hạt nhân (BMUB), CHLB Đức, dự án MAM hỗ trợ chính phủ Việt Nam khôi phục rừng ngập mặn.
Trong giai đoạn đầu của dự án (2013-2016), khoảng 2.000 hộ nuôi tôm tại tỉnh Cà Mau đã được tập huấn và hỗ trợ kỹ thuật về tiêu chuẩn chứng nhận tôm sinh thái với yêu cầu 50% diện tích rừng trong mỗi vuông tôm. Ngoài ra, dự án còn hợp tác với các công ty chế biến xuất khẩu thủy sản chính quyền địa phương để xây dựng cơ chế thị trường ổn định và tạo môi trường chính sách thuận lợi. Qua ba năm thực hiện giai đoạn 1, dự án đã đạt những thành công ban đầu gồm bảo tồn và khôi phục hiệu quả rừng ngập mặn, cải thiện sinh kế của các hộ sản xuất và bảo vệ vùng ven biển khỏi tác động của bão lũ và nước biển dâng cao. Do những đóng góp tích cực của dự án đối với tỉnh, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định trao tặng hai Bằng Khen cho dự án MAM năm 2013 và 2015.
Mục tiêu giai đoạn 2 của dự án (2016-2020) là nhân rộng mô hình tôm rừng bền vững ở các vùng ven biển các tỉnh Cà Mau, Bến Tre và Trà Vinh, nơi tập trung một nửa diện tích rừng ngập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long. Trong giai đoạn này, dự kiến dự án MAM sẽ hỗ trợ tổng số 5.000 hộ (tính cả hai giai đoạn), huy động được 3 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản, lồng ghép cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng trong thủy sản vào kế hoạch phát triển của tỉnh và quốc gia.
Các đơn vị thực hiện dự án gồm Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (ϲʿֱֳ) và các Sở NNPTNT tại ba tỉnh Cà Mau, Trà Vinh và Bến Tre. Buổi hội thảo khởi động hôm nay tạo diễn đàn để các đối tác từ các cấp địa phương, trung ương và quốc tế cùng nhìn lại kinh nghiệm phát triển đoạn trước và cùng vạch ra hướng đi cho tương lai.
Để tìm hiểu them thông tin, xin vui lòng truy cập trang web của hoặc xem .
Thông tin liên hệ:
Nguyễn Đạo Tuyết Nga, cán bộ Truyền thông SNV Việt Nam
E-mail: [email protected]
Tel: 0919917877
Nguyễn Thùy Anh, cán bộ truyền thông ϲʿֱֳ Việt Nam
E-mail: [email protected]
Tel: 0916451166