ϲʿֱֳ

Story 27 Th6, 2017

Blog: ϲʿֱֳ thay đổi cuộc đời tôi #2

Năm 2015, tôi vẫn là sinh viên. Thời đó, tôi đi phượt, đi du lịch khá nhiều. Nhưng chuyến đi tình nguyện đến đảo Bảy Cạnh – Côn Đảo để lại cho tôi những câu chuyện khác với tất cả những trải nghiệm trước đó. 

content hero image
Photo: Lam Hung Loc - an ϲʿֱֳ volunteer in Con Dao NP in 2015 © ϲʿֱֳ Viet Nam

Cảm giác đầu tiên là hòn đảo mang cảm giác bình yên đến lạ. Giây phút cùng các anh chị trong đoàn bước bước chân đầu tiên lên hòn đảo nơi mà mình sẽ ở 15 ngày tiếp theo với con đường mòn bằng đá xuyên qua rừng, nhiều loại địa hình, cây cối khắc sâu trong tâm trí tôi, một khung cảnh tuyệt vời. Đối với một sinh viên ngành sinh vật học, khi được tận mắt thấy hồ ấp trứng rùa, ngồi ăn bữa cơm tối đầu tiên, quây quần cùng mọi người, nói chuyện toàn về thiên nhiên, động vật hoang dã, không còn gì tuyệt hơn!

Tôi nhớ nhất trong chuyến đi là cảm giác lần đầu tiên được thức đêm và đón mẹ rùa. Tôi cùng 3 anh chị nữa, ngồi chờ rùa mẹ bên một hòn đá lớn, trăng sáng vằng vặc trên biển. Chúng tôi đã ngồi rất lâu, tưởng chừng đêm đầu tiên “không thành công”, không có mẹ rùa nào lên. Khi cả 4 đã lim dim ngủ thiếp thì nghe tiếng như một con khủng long bước lên từ mặt nước, một khối đen di chuyển, mai rùa ướt phản chiếu ánh trăng bạc lấp lánh. Tiếng thở của mẹ rùa ấy ngày càng to và rõ, bò từ từ lên bờ và tìm chỗ đẻ. Chúng tôi nín thở, nhìn mẹ rùa bò cách chậm rãi qua chỗ ngồi, chỉ cách chúng tôi khoảng nửa mét! Cảm giác ấy thật không thể nào quên với một người lần đâu được canh rùa đẻ!

Tôi đã đi tình nguyện nhiều lần theo các phong trào sinh viên, nhưng chuyến tình nguyện bảo tồn rùa biển Côn Đảo năm đó là lần đầu tiên, tôi được làm “em út” của cả đoàn. Ngày nào cũng vậy, sau bữa tối, chúng tôi cùng nhau leo lên nóc trạm kiểm lâm, ngắm một bầu trời đầy sao lấp lánh, lắng nghe chị Hà (tình nguyện viên Phan Bảo Hà) giảng giải về thiên văn, lắng nghe chuyện đời, chuyện nghề, và cả ... chuyện tình của các anh kiểm lâm, cùng nhau nói về cuộc sống, về việc con người ta đang đối đãi với thiên nhiên như thế nào, về sự bình dị của các chú kiểm lâm đã hy sinh ra sao để bảo tồn được cuộc sống bình yên cho những “sứ giả của đại dương”. Tôi nhận thấy mình đã trưởng thành nhiều hơn, có thêm nhiều người bạn, người anh, chị thân thiết hơn, và quan trọng hơn cả, chúng tôi đều cùng mang trong mình tình yêu với thiên nhiên, biển đảo.

Sau chuyến đi ấy, tôi có một quyết định mạo hiểm nhưng khá quan trọng: ngừng việc học tại trường. Tôi nhận thấy, những chuyến “đi sâu vào thực tế” như thế này quan trọng và hữu ích hơn rất nhiều những ngày tháng giam mình trong phòng thí nghiệm, những số liệu khô khan mà tôi vẫn đang trải qua tại trường. Chúng tôi đã thai nghén, ấp ủ trang fanpage Sea turtle in Vietnam. Hiện nay, trang fanpage có hơn 1300 người quan tâm, những thông tin, hình ảnh vẫn được đăng tải đều đều. Hàng ngày, việc đọc comment, tin nhắn của các “độc giả” gửi về fanpage, những cung bậc cảm xúc khi đọc post về việc cứu hộ một chú rùa thành công... đối với tôi như một niềm vui nho nhỏ, trước khi bắt đầu một ngày làm việc mới.

Trang fanpage ấy không sinh lời, không có quá nhiều người đọc, nhưng cả tôi và những anh chị tình nguyện viên năm đó đều không có ý định dừng lại, vì mọi người điều mong muốn chung tay góp một phần của mình, dù nhỏ để cộng đồng hiểu thêm về loài vật đáng yêu của đại dương, và ngừng những hành động săn bắt rùa biển, trứng rùa biển trái phép.

Bài viết của Lâm Hưng Lộc - Tình nguyện viên chương trình Bảo tồn rùa biển Côn Đảo năm 2015.