ϲʿֱֳ

Story 06 Th12, 2022

Hợp tác cấp vùng về thương mại điện năng

Trong lúc việc phát triển và mở rộng năng lượng mặt trời và gió sẽ là yếu tố quan trọng giúp Việt Nam giảm tiêu thụ than và đáp ứng yêu cầu trong lộ trình thực hiện các cam kết tại COP26, thì việc tăng cường nhập khẩu điện từ các nước láng giềng là một giải pháp bổ sung. Trong Kế hoạch Phát triển Điện lực 8 của Việt Nam (PDP 8) ban hành tháng 4 năm 2022 đã đưa ra dự đoán lượng điện nhập khẩu sẽ tăng từ 572 MW vào năm 2020 lên khoảng 4.000 MW vào năm 2025.

content hero image
Photo: A solar project invested by Trung Nam Group © Trung Nam Group

Tương lai thì nguồn điện nhập khẩu vào Việt Nam phần lớn sẽ đến từ CHDCND Lào và có thể từ Campuchia. Tuy nhiên, cách thức Việt Nam tham gia thương mại điện năng với các nước láng giềng này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển các dự án phát điện ở các quốc gia này. Phần lớn nguồn điện năng mà Việt Nam nhập khẩu từ CHDCND Lào đến từ các đập thủy điện và các đập này có thể có tác động tiêu cực đáng kể cho Việt Nam.

Nếu 3 quốc gia này có hợp tác về quy hoạch và đầu tư năng lượng, lúc đó các quốc gia vừa có thể đáp ứng nhu cầu điện năng trong khu vực, vừa có thể đa dạng hỗn hợp năng lượng và duy trì sự kết nối các con sông, một yêu tố quan trọng cho cá và vận chuyển phù sa đến Đồng bằng sông Cửu Long.

Trong vòng hơn 30 năm qua, các nước trong ASEAN đã có thảo luận về thương mại điện năng và một mạng lưới điện được kết nối với nhau nhiều hơn sẽ mang lại những lợi ích rõ ràng. Từ năm 2012, Ngân hàng Phát triển châu Á đã đưa ra ước tính rằng thương mại về điện năng sẽ giúp tiết kiệm tiền đầu tư vào năng lượng trên toàn Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng . Một nghiên cứu của IEA cho thấy nếu mạng lưới kết nối điện được cải thiện sẽ cho phép các nước ASEAN tích hợp các nguồn năng lượng thủy điện, mặt trời và gió tốt hơn do có kế hoạch phù hợp hơn dựa trên tình hình thời tiết. Điểm tích cực này đã được kiểm chứng tại các mạng lưới điện khu vực ở Mỹ, Trung Mỹ, EU và Nam Phi.

Trước đây, do nhu cầu an ninh năng lượng Việt Nam luôn nhập khẩu điện nhưng ở mức thấp. Mặc dù lượng điện nhập khẩu đã tăng theo thời gian và đạt đỉnh vào năm 2010 ở mức 5,6% so với tổng lượng điện cung cấp. Từ trước đến nay, kế hoạch nhập khẩu điện thường không trở thành hiện thực: PDP 7 của Việt Nam dự kiến ​​lượng điện nhập khẩu sẽ , nhưng con số này cuối cùng chỉ đạt 1,3%. Trong quy hoạch PDP 7 sửa đổi vào năm 2016 dự kiến ​​nhập khẩu khoảng 1.500 MW vào năm 2030, chỉ chiếm 1,2% tổng lượng điện dự kiến.

Hiện nay, phần lớn điện nhập khẩu của Việt Nam là từ Trung Quốc, trong tương lai lượng điện nhập khẩu bổ sung chủ yếu sẽ đến từ CHDCND Lào. Điều này phản ánh những quan ngại về sự phụ thuộc vào Trung Quốc cũng như khát vọng trở thành “Cục pin của Đông Nam Á” của CHDCND Lào. CHDCND Lào đã ký Biên bản ghi nhớ với Thái Lan, Campuchia và Việt Nam để xuất khẩu hơn 18.000 MW đến năm 2030 trong đó ít nhất 5.000 MW trong số đó sẽ xuất khẩu sang Việt Nam.

Thông tin:

CHDCND Lào có nguồn tài chính trong nước hạn chế và việc dự án nào được quyết định xây dựng lại đến từ các nhà đầu tư ngoài nước. Điều này dẫn đến các quyết định thường được đưa ra trên cơ sở từng dự án riêng lẻ mà không dựa trên bất kỳ kế hoạch điện chiến lược nào để tối ưu hóa trong việc cân bằng giữa điện năng, nước và thủy sản. Trong khi Thái Lan và Campuchia đã xác định các dự án cụ thể tại CHDCND Lào để nhập khẩu điện thì Việt Nam vẫn để ngỏ các lựa chọn của mình.

CHDCND Lào đang xem xét nhiều dự án xây dựng trên lưu vực sông Sê Kông với tổng công suất hơn 7.600 MW. Trong khi việc mua điện của Campuchia chủ yếu đến từ điện than và thủy điện, thì Việt Nam có thể sẽ có sự lựa chọn khác đa dạng hơn: Trong dự thảo PDP 8 của Việt Nam vào năm 2021 bao gồm một số dự án ở CHDCND Lào đó là các dự án năng lượng gió và năng lượng mặt trời, trong đó có nhà máy điện gió ở Nam Lào mà Việt Nam đã ký thỏa thuận mua bán điện. Các dự án này cũng bao gồm 1.667 MW thủy điện từ các đập trên dòng chính và phụ lưu của sông Sekong. Việc xây đập trên dòng chính sông Sekong sẽ cắt đứt đường di cư quan trọng của cá và có tác động đáng kể đến năng suất cá trong khu vực.

Thông tin về các dự án xuất khẩu năng lượng trong lưu vực 3S:

Energy development in 3S by market
Energy development in 3S by market © the Stimson Center

Các quyết định của Việt Nam, Campuchia và Thái Lan về việc mua điện từ dự án nào ở Nam Lào sẽ quyết định sự kết nối của sông Sekong với dòng chính sông Mekong và các loài cá còn có thể tiếp tục di cư ngược dòng sông hay không. Việt Nam phải đối mặt với việc có ra quyết định nhanh chóng về việc liệu có nên tiếp tục tham gia vào dự án đập Sekong A sát biên giới với Campuchia hay không.

Campuchia, CHDCND Lào và Việt Nam có thể bắt đầu hợp tác để sản xuất và truyền tải năng lượng trong khu vực ngoài thương mại điện năng song phương. Quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo đang diễn ra cùng với các dự án năng lượng mặt trời và gió ở Việt Nam là cơ hội để điều chỉnh cơ cấu nguồn điện trong khu vực sẽ mang đến khả năng chống chịu tốt hơn khi đối mặt với biến đổi khí hậu và hạn hán.

Mở rộng phạm vi năng lượng tái tạo về mặt địa lý sẽ mang lại những lợi ích đáng kể cho Việt Nam: mạng lưới điện của Việt Nam đang chịu sự quá tải do tập trung nhiều dự án năng lượng mặt trời và gió ở một số tỉnh, điều này gây ra sự thay đổi lớn về sản xuất điện năng khi có ánh nắng mặt trời hoặc gió. Nhập khẩu điện từ CHDCND Lào sẽ giảm thiểu rủi ro do thời tiết. Năng lượng mặt trời cũng giúp cân bằng việc phát điện theo mùa của các nhà máy thủy điện dựa trên dòng chảy cơ bản, vốn dĩ giảm đi trong mùa khô.

Nghiên cứu vào năm 2020 của nhóm chúng tôi về các lựa chọn năng lượng trong các lưu vực sông 3S đã xác định 4 kịch bản sau đây, tất cả các kịch bản đều tạo ra lượng điện năng tương tự:

Thông tin về kịch bản liên quan từ Nghiên cứu về năng lượng lưu vực 3S: xem báo cáo

  1. 1. Phát triển tất cả các nguồn năng lượng, trong kịch bản này, các nhà hoạch định chính sách sử dụng cách tiếp cận thương mại thông thường là dựa trên con số thống kê hiện tại về điện năng từ các dự án thủy điện, than, năng lượng mặt trời và gió. Điều này dẫn đến việc xây dựng nhiều hoặc hầu hết các dự án điện trong lưu vực, bao gồm cả các đập trên dòng chính Sekong. Kịch bản này dựa trên giả định không có sự hợp tác nào ngoài việc mua bán điện song phương, điều này có thể dẫn đến việc tăng đáng kể lượng khí thải carbon và phá vỡ sự liên tục của dòng chảy sông.

    2. Than nặng, kịch bản này bao gồm CHDCND Lào xây dựng 2.400 MW điện than để bán cho Campuchia nhưng không xây dựng các đập trên dòng chính Sekong. Viễn cảnh này ngày càng khó xảy ra vì điện than hiện đã vượt quá giới hạn đối với hầu hết các nhà tài trợ quốc tế, bao gồm cả Trung Quốc, quốc gia trước đây là một nhà tài trợ lớn. Giá than đã kể từ năm 2019 khi Campuchia đồng ý mua điện than từ Lào, điều này đặt ra câu hỏi về việc liệu than có còn cạnh tranh hay không.

    3. Chuyển đổi năng lượng tái tạo thành công, trong đó 3 quốc gia thực hiện đầu tư vào năng lượng tái tạo giống như Việt Nam đã làm trong những năm gần đây. Trong khi một số dự án năng lượng mặt trời và gió có thể cạnh tranh với thủy điện, các quyết định được đưa ra trên cơ sở từng dự án. Kịch bản này dự đoán đến năm 2030 sẽ có sự chuyển đổi thành công sang năng lượng tái tạo nhưng vẫn bao gồm các dự án đập có rủi ro cao như Sekong A và điều này có thể làm giảm nghiêm trọng sự kết nối giữa các dòng sông và sản lượng cá.

    4. Kịch bản cuối cùng, 3 quốc gia có thể phối hợp lập kế hoạch và đầu tư năng lượng để tối ưu hóa lợi ích. Điều này có thể là một Vùng năng lượng sạch 3S, trong đó các quốc gia đồng ý loại bỏ các đập thủy điện có tác động tiêu cực đáng kể và thay thế bằng các nhà máy điện gió và năng lượng mặt trời, đặc biệt là năng lượng mặt trời nổi và/hoặc các đập có rủi ro thấp trên các dòng nhánh của sông Sekong.

    Nếu Campuchia, CHDCND Lào và Việt Nam có hợp tác quy hoạch và đầu tư năng lượng theo phương cách ưu tiên năng lượng mặt trời và gió, giảm thiểu than đá và loại bỏ các dự án thủy điện có rủi ro cao, thì các quốc gia này có thể đạt được sự chuyển đổi này nhanh hơn và kinh tế hơn thay vì tìm kiếm an ninh năng lượng một cách riêng biệt.


Đây là bài viết cuối cùng trong loạt bài do ϲʿֱֳ và Trung tâm Stimson sản xuất thuộc khuôn khổ dự án BRIDGE (Nâng cao năng lực Quản trị và Đối thoại các Dòng sông) do Cơ quan Hợp tác Phát triền Thụy sỹ tài trợ. Đây là dự án toàn cầu về ngoại giao nguồn nước do ϲʿֱֳ điều phối thực hiện tại 15 lưu vực sông xuyên biên giới bao gồm sông Mê-Công.

#1:Vietnam’s COP26 commitments: a moment of truth

#2:The Sekong A dam in Lao PDR and the Mekong Delta: a moment of decision for Viet Nam

#3:Unlocking international finance for Vietnam’s renewable energy transition

#4:Opportunities and challenges in expanding wind in Vietnam’s electricity mix

#5:Grid integration of renewables