“Sẽ hiệu quả hơn nếu các bên cùng hợp tác”: thông điệp từ Cuộc họp Cấp lãnh đạo lần thứ tư Sáng kiến Liên Minh Hạ Long-Cát Bà
Ngày 5/5, cuộc họp Cấp lãnh đạo lần thứ tư Sáng kiến Liên minh Vịnh Hạ Long- Cát Bà được tổ chứctại Hải Phòng. Đây là cuộc họp tổng kết giai đoạn một (2014-2017) của sáng kiến do USAID tài trợ và bắt đầu giai đoạn hai kéo dài đến tháng 9 năm 2019. Cuộc họp tập trung thảo luận các kết quả của giai đoạn một và các hoạt động chính trong giai đoạn hai, đặc biệt tập trung vào tái để cử Di sản thế giới Vịnh Hạ Long thành Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà.
Khai mạc cuộc họp, ông Craig Hart, Phó giám đốc USAID tại Việt Nam khẳng định sứ mệnh của Liên minh là tạo ra cơ chế kết nối các bên liên quan bao gồm chính quyền địa phương, khu vực doanh nghiệp, cộng đồng địa phương, truyền thông báo chí, và các tổ thức phi chính phủ trong nước/quốc tế nhằm bảo tồn giá trị độc đáo và giải quyết các thách thức về môi trường tại khu vực Vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà. Ông Craig kết luận: “Nếu cùng hợp tác, chúng ta có thể đạt được những thay đổi thực sự”.
Thông qua liên minh. ϲʿֱֳ đã và đang tiếp tục ủng hộ việc mở rộng khu di sản thiên nhiên thế giới. Ông Jake Brunner, trưởng nhóm ϲʿֱֳ Khu vực Indo-Burma cho biết, vào tháng 9/2016, Thành phố Hải Phòng và Quảng Ninh đã có công văn chính thức về việc đồng ý hợp tác trong quá trình tái đề cử Di sản Thiên nhiên Thế giới Vịnh Long sang Quần đảo Cát Bà. Đây được xem như một quyết định táo bạo nếu tính đến khối lượng công việc liên quan và các tài liệu cần được rà soát chi tiết. (Vào tháng 6/2017, hai chuyên gia quốc tế do ϲʿֱֳ giới thiệu sẽ tới khảo sát và làm việc cùng Cát Bà để cung cấp thêm thông tin cho hồ sơ đề cử).
Trong bài phát biểu khai mạc, lãnh đạo Thành phố Hải Phòng và Tỉnh Quảng Ninh đã nhận ra vai trò của Liên minh trong việc giải quyết vấn đề nước thải từ các tàu du lịch, tình trạng ô nhiễm phao xốp từ các làng chài, và trong các hoạt động nâng cao nhận thức, đặc biệt đối với giới trẻ về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.
ϲʿֱֳ đã nhiều lần đưa ra ý kiến đề xuất đối với thành phố Hạ Long xây dựng một hệ thống xử lý nước thải cho 500 tàu du lịch ngày và đêm đang hoạt động trên Vịnh Hạ Long. Hệ thống sẽ bao gồm các tàu nhỏ thu gom nước thải từ các tàu du lịch và chuyển sang trạm xử lý ở trên bờ. Dựa trên nghiên cứu khả thi, ϲʿֱֳ ước tính có khoảng 500 m3 nước thải từ các tàu du lịch xả ra vịnh mỗi ngày. Để xử lý khối lượng xả thải này, cần có vốn đầu tư khoảng 3 triệu Đô-la Mỹ và chi phí vận hành khoảng 250 Đô-la/ngày. Để hoàn vốn đầu tư, mỗi tàu du lịch sẽ phải trả 5 Đô-la/m3 nước thải trong vòng năm năm, Bà Nguyễn Thị Bích Hiền – Cán bộ ϲʿֱֳ giải thích. Điều này có nghĩa là mỗi tàu du lịch một ngày phải trả thêm khoảng 5 Đô-la. Nói cách khác, đây là mức giá hợp lý cho các tàu du lịch và cũng như đem lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Trên cơ sở đó, ϲʿֱֳ mong muốn thành phố Hạ Long chấp thuận việc xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải để các doanh nghiệp có thể tham gia đấu thầu. Mặc dù giải pháp công nghệ đã có, bài toán kinh tế khả thi nhưng vẫn còn thiếu sự hỗ trợ từ phía Chính phủ.
Vấn đề thu hút khách du lịch ồ ạt cũng được thảo luận tại cuộc họp. Đại diện của UNESCO tại Hà Nội, Bộ ngoại giao, Hiệp hội Di sản Việt Namvà một số nhà khoa học tranh luận rằng mục tiêu cuối cùng của việc đề cử Khu Di sản Thế giới không phải là để tối đa hóa du lịch mà là bảo vệ các giá trị nổi bật toàn cầu. Tuy nhiên, quy hoạch phát triển du lịch hiện có ở Cát Bà và Hạ Long đã và đang nhận đượcmối quan tâm lớntừ cộng đồng do những tác động đối với các giá trị và tính toàn vẹn của Di sản. Ông Neahga Leonard, giám đốc Dự án Bảo tồn Voọc Cát Bà, đã kêu gọi sự hợp tác giữa các công ty và cộng đồng bảo tồn nhằm đảm bảo du lịch có trách nhiệm. “Sẽ hiệu quả hơn nếu chúng ta hợp tác”. Ông Neahga nhấn mạnh.
Trong giai đoạn hai, Liên minh sẽ hỗ trợ việc tái đề cử Khu Di sản Thế giới bằng cách rà soát dữ liệu đa dạng sinh học và nâng cao hiệu quả quản lý bằng cách hỗ trợ Ban quản lý Vịnh Hạ Long và Ban quản lý Di sản Thiên nhiên Cát Bà đáp ứng được các tiêu chuẩn về Danh lục xanh của ϲʿֱֳ (https://www.iucn.org/theme/protected-areas/our-work/iucn-green-list).
Liên minh sẽ tiếp tục duy động sự tham gia của các doanh nghiệp có cùng tầm nhìn đối với các hoạt động bảo tồn. Bằng cách tập trung vào chất lượng và giá trị gia tăng, Liên minh sẽ hỗ trợ Chính phủ Việt Nam thực hiện chiến lược phát triển xanh, Ông Jake kết luận.