ϲʿֱֳ

Story 27 Th9, 2021

Việt Nam cần bảo vệ dòng Sê Kông vì lợi ích của chính mình

Trong 18 tháng vừa qua, do sự hạn chế đi lại của đại dịch Covid, sự quan tâm chú ý đến các vấn đề môi trường trong khu vực ở hầu hết các khía cạnh đều ít nhiều bị hạn chế hoặc lơ là. Đây có thể là lý do vì sao chúng ta đã không kịp nhận biết khi một doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam, Công ty Xây dựng Sông Đà 6, khởi động việc xây dựng đập Sê Kông A (hay còn gọi là đập Sê Kông 1) tại CNDCND Lào.

content hero image
Photo: Sekong river in Stung Treng, Cambodia © Center for People and Nature

Nếu được xây dựng ở vị trí này trên dòng chính sông Sê Kông, con đập sẽ cắt hầu hết sự kết nối của Sê Kông với dòng chính Mê Công, và vì vậy sẽ chặn đứng sự di cư của nhiều loài cá lên vùng sinh sản ở thượng nguồn. Sông Sê Kông là dòng nhánh lớn cuối cùng trong hệ thống sông Mê Công hầu như còn chảy thông suốt và việc xây dựng đập Sê Kông A sẽ đe dọa trực tiếp đến trữ lượng cá và an ninh lương thực khu vực: .

Đập Sê Kông A có tổng công suất phát điện là 86MW sẽ chỉ đóng góp một phần rất nhỏ cho nguồn cung cấp điện tại khu vực nhưng lại là một trong những dự án có tỷ lệ tái định cư cao nhất trong số các dự án thủy điện tại sông Sê Kông.

Một đánh giá của Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC), cơ quan thành viên phụ trách về khu vực tư nhân của Ngân hàng Thế giới, đã đề xuất một vài lộ trình khác nhau để phát triển thủy điện tại Sê Kông bao gồm việc bảo vệ dòng chính hiện chưa bị tác động. Hầu hết sản lượng điện tương đương có thể được sản xuất tại các con đập ở các dòng nhánh phụ (kết hợp với điện mặt trời nổi) với ít tác động môi trường hơn.

Hơn nữa, nếu công ty Sông Đà 6 xây dựng đập Sê Kông A, uy tín của Việt Nam với tư cách là quốc gia đi đầu trong khu vực về phát triển bền vững sông Mê Công và các dòng chính của sông sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này sẽ rất khó cho Việt Nam đảm bảo được sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế và khu vực cho đồng bằng sông Mê Công trước những tác động kép của biến đổi khí hậu và phát triển thủy điện tại thượng nguồn cũng như hạn chế việc thực hiện Nghị quyết 120 về phát triển bền vững và tăng cường sức chống chịu tại vùng đồng bằng. 

Chúng tôi cho rằng việc xây dựng đập Sê Công A sẽ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế do sự mất đi của trữ lượng thủy sản là phần đóng góp quan trọng của dòng sông đối với sự phát triển và sức khỏe con người. Đối với Việt Nam, việc xây dựng đập cũng gây ảnh hưởng về mặt chính trị. Nói một cách đơn giản, đập Sê Kông A là một quyết định sai lầm đối với Việt Nam, một quốc gia có rất nhiều những nỗ lực đáng tự hào trong thời gian qua.

Với những lý do trên, chúng tôi thực sự mong muốn Đảng và Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có những can thiệp để chấm dứt sự tham gia của công ty Sông Đà 6 vào dự án đập Sê Kông A. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bất kỳ nghiên cứu nào cần thiết để xây dựng một chiến lược đầu tư và quy hoạch năng lượng nhằm sử dụng tối ưu nhất nguồn tài nguyên thiên nhiên trong khu vực vì hòa bình và sự phát triển thịnh vượng.